Bệnh Bạch Hầu

Xuất Bản: 12-08-2024
Bệnh Bạch Hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở thanh quản, hầu họng, mũi, tuyến hạnh nhân. Bệnh này chủ yếu do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra, thường xuất hiện ở da, các màng niem mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Ghi chú:

  • Giả mạc: là màng viêm màu trắng đục, bám vào mặt sau của mi mắt và chỉ nhìn thấy khi lật mi lên
  • Tuyến hạnh nhân là amidan

Giả mạc bạch hầu có màu trắng hoặc xám, dai, dính, dễ chảy máu, có thể phình to gây tắc đường thởGiả mạc bạch hầu có màu trắng hoặc xám, dai, dính, dễ chảy máu, có thể phình to gây tắc đường thở

I. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG BỆNH BẠCH HẦU

Bệnh Bạch hầu thường có một số đặc điểm như sau:

  • Họng đỏ, nuốt đau
  • Da xanh, nổi hạch làm xưng tấy vùng cổ, cơ thể mệ mỏi

Đặc biệt bệnh này có giả mạc ở thanh quản, tuy nhiên chúng ta phải lưu ý phân biệt giả mạc của bạch hầu và giả mạc mủ, cụ thể:

  • Giả mạc bạch hầu: có màu xám hoặc trắng ngà dính chặt vào khu vực bị viêm, khi bóc ra sẽ bị chảy máu.
  • Giả mạc mủ:  vùng niêm mạc xung quanh giả mạ bị xung huyết, mủ sẽ bị hòa tan vòa trong nước.  

Đối với trẻ em, bệnh bạch hầu khá nguy hiểm, theo ước tính tỷ lệ tỷ vong ở trẻ em lên tới 5 đến 10%,  biểu hiện mắc bệnh bạch hầu ở trẻ em thường có biểu hiện lâm sàng như sau:

  • Bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc
  • Biểu hiện toàn thân bị nhiễm độc, tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động, thần kinh cảm giác hoặc viêm cơ tim.

Lưu ý khi chuẩn đoán bệnh chúng ta cần phân biệt với một số bệnh tương tự như bệnh viêm họng có giả mạc hoặc viêm amydan có hốc mủ.

Giả mạc màu trắng đục xuất hiện trong họng, phát triển to dần về kích thước, có thể gây tắc nghẽn đường thởGiả mạc màu trắng đục xuất hiện trong họng, phát triển to dần về kích thước, có thể gây tắc nghẽn đường thở

II.XÉT NGHIỆM BỆNH BẠCH HẦU

2.1. Mẫu bệnh phẩm:

  • Ngoáy họng lấy chất dịch nhầy ở họng.
  • Giả mạc tại chỗ viêm

2.2. Phương pháp xét nghiệm

  • Thường chỉ dùng phương pháp soi kính hiển vi: Làm tiêu bản nhuộm Gram soi kính hiển vi; trực khuẩn bắt màu Gram (+), hai đầu to. Hoặc nhuộm Albert; trực khuẩn bắt màu xanh.
  • Có thể phân lập vi khuẩn bạch hầu trên môi trường đặc hiệu nhưng chậm có kết quả, ít khi dùng phương pháp tìm kháng thể trong máu bệnh nhân.

III. TÁC NHÂN GÂY BỆNH BẠCH HẦU

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae, chúng có 3 typs là Intermedius, Gravis và Mitis.

Khả năng tồn tại của vi khuẩn bạch hầu ở ngoài môi trường:

  • Vi khuẩn bạch hầu là loại có sức đề kháng cao ở môi trường bên ngoài từ vài ngày đến vài tuần, như trên vải sống được 30 ngày, nước uống sống được 20 ngày, trên tử thi có thể sống 2 tuần.
  • Vi khuẩn bạch hàu nhạy cảm với yếu tố lý, hóa như ở nhiệt độ 580C chỉ sống được 10 phút, cồn chỉ sống 1 phút, tiếp xúc trực tiếp ánh sáng chỉ sống được vài giờ.

Nguồn gây nhiễm bệnh bạch hầu gồm:

  • Đến từ người bệnh và gười lành mang vi khuẩn.
  • Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp, lây do tiếp xúc với đồ vật có vi khuẩn bạch hầu.

Chủ đề: bệnh bạch hầu , bệnh ,