Lấy Công Nghệ Số Làm Kinh Tế Mũi Nhọn

Xuất Bản: 08-08-2024
Ngày 8/8 Bộ Tư Pháp đã họp thẩm định Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với mục tiêu thúc đẩy ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo điều kiện thuận lợi nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số…

I. THÚC ĐẨY KINH TẾ SỐ THÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

Theo đại diện của Bộ Thông tin và truyền thông, hiện nay luật về công nghiệp công nghệ thông tin đã được ban hành hơn 17 năm, nhiều quy định chưa điều chỉnh được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn như : chưa có khung pháp lý định hình khái niệm công nghệ số, công nghiệp công nghệ số; còn khoảng trống về phát triển dữ liệu số....

Chính vì có nhiều bất cập nên việc xây dựng Dự án luật Công nghiệp công nghệ số là cần thiết để thúc đẩy ngành này trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo đà phát triển các doanh nghiệp công nghệ số. Ngoài xây dựng cho ngành, các đại biểu cũng hy vọng luật sẽ thúc đẩy phát triển các ngành khác nhờ sự minh bạch, thông minh nhờ thúc đẩy công nghệ số vào trong sản xuất, điều hành nâng cao hiệu quả, hiệu suất công việc.

Lấy Công Nghệ Số Làm Kinh Tế Mũi NhọnLấy Công Nghệ Số Làm Kinh Tế Mũi Nhọn

Quy định về thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ công nghệ số, đại diện Hội truyền thông nói  “doanh nghiệp tham gia thử nghiệm được miễn trách nhiệm dân sự nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, được loại trừ trách nhiệm hành chính, hình sự khi đã tuân thủ đúng, đầy đủ quy định và các yêu cầu theo văn bản cho phép thử nghiệm của cơ quan có thẩm quyền”. Tuy nhiên vấn đề này cũng mang lại những khó khoăn cho doanh nghiệp trong thực tế như  “trong quá trình thử nghiệm đã biết hoặc buộc phải biết về nguy cơ rủi ro nhưng không kịp thời thông tin, báo cáo cơ quan có thẩm quyền và không áp dụng đầy đủ biện pháp phù hợp để ngăn ngừa, hạn chế mức độ thiệt hại có thể xảy ra”.

Theo đó, trong quá trình thử nghiệm, có thể cả nhà nước và doanh nghiệp đều chưa lường hết được toàn bộ rủi ro có thể xảy ra; vì vậy không thể bắt buộc doanh nghiệp “buộc phải biết” về rủi ro.

Vì vậy, đại diện Hội Truyền thông số đề xuất quy định trường hợp doanh nghiệp thử nghiệm phải chịu trách nhiệm pháp lý là “doanh nghiệp có khả năng biết về nguy cơ rủi ro nhưng không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền và không áp dụng đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn đã nêu trong hồ sơ thử nghiệm để ngăn ngừa, hạn chế mức độ thiệt hại có thể xảy ra”.

Các điều kiện doanh nghiệp có khả năng biết về thiệt hại bao gồm: doanh nghiệp tự mình phát hiện ra lỗi của sản phẩm/dịch vụ, người dùng hoặc các bên khác cảnh báo/phản hồi về lỗi của sản phẩm, dịch vụ.

Bên cạnh đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tham khảo thêm các kinh nghiệm quốc tế để chỉnh lý thời gian thực hiện thử nghiệm và thẩm quyền cho phép triển khai cơ chế thử nghiệm đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi trên thực tế.

II. CẦN LÀM RÕ CÁC TIÊU CHÍ "THÔNG MINH HÓA"

Đại diện Bộ Công Thương cho biết hoạt động dịch vụ thu thập, lưu trữ, kinh doanh, khai thác, phân tích, xử lý và các hoạt động khác liên quan đến dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số là hoạt động dịch vụ liên quan đến dữ liệu, thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Dữ liệu (đã được Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thông qua đề nghị xây dựng Luật).

Vì vậy, đề nghị lược bỏ nội dung này khỏi dự thảo Luật. Trong trường hợp cần thiết phải quy định rõ các hoạt động dịch vụ liên quan đến dữ liệu số, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo có ý kiến để bổ sung vào dự án Luật dữ liệu cho đầy đủ.

Đối với quy định liên quan đến hàng hoá tân trang, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát dự thảo Luật với Nghị định số 77/2023/NĐ-CP ngày 02/11/2023 về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Nghị định số 66/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu và Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đề tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật; đồng thời giải trình rõ nội dung này tại dự thảo Tờ trình.

Đại diện Bộ Công thương cũng đề nghị cần làm rõ các tiêu chí “thông minh hoá” các ngành, lĩnh vực, qua đó thể hiện sự khác biệt với các tiêu chí về chuyển đổi số hiện nay; giải trình mục đích của việc dán nhãn sản phẩm công nghệ số là người sử dụng chỉ được sử dụng các sản phẩm có dán nhãn hay chỉ những sản phẩm dán nhãn mới được đưa ra thị trường…

Nguồn: https://vneconomy.vn/thuc-day-cong-nghiep-cong-nghe-so-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon.htm

Bài liên quan: Lấy Công Nghệ Số Làm Kinh Tế Mũi Nhọn